0

Sa sút trí tuệ là gì? | Safe and Sound

Sa sút trí tuệ là một rối loạn thoái hoá không thể chữa khỏi (cho đến nay) và còn được biết đến với tên gọi suy giảm nhận thức thần kinh (neurocognitive impairment) dạng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các bác sĩ tâm thần cho biết đặc điểm của nó là rối loạn trí nhớ, thay đổi tính cách và khả năng lập luận suy giảm.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa sa sút trí tuệ 

Thuật ngữ sa sút trí tuệ được bác sĩ tâm thần mô tả gồm một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến não bộ và dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm khó khăn trong việc tập trung, giải quyết vấn đề, thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ, lên kế hoạch hoặc sắp xếp tổ chức, cũng như sự bối rối nhầm lẫn nói chung.

Theo các bác sĩ tâm thần, một người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể quên ngày tháng và thấy khó theo được một cuộc trò chuyện hay nhớ lại được từ ngữ đúng để mô tả một điều gì đó. Họ cũng có thể không có khả năng phán đoán khoảng cách hay nhìn thấy các vật thể trong không gian ba chiều. Sa sút trí tuệ có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bất an và mất tự tin, có thể dẫn đến trầm cảm.

 

Ảnh 1: Đặc điểm của sa sút trí tuệ là rối loạn trí nhớ, thay đổi tính cách và khả năng lập luận suy giảm

Nhiều căn bệnh như Alzheimer, bệnh tim mạch, mất trí nhớ thể Lewy (Lewy body) và các rối loạn ở thuỳ trước và bên não, có thể gây ra các triệu chứng này.

Các bác sĩ tâm thần cho biết sa sút trí tuệ chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi 50 (gọi là bộc phát sớm) và đôi khi thậm chí trẻ hơn.

Không có một đánh giá riêng lẻ nào cho bệnh sa sút trí tuệ. Bác sĩ tâm thần sử dụng các bài kiểm tra trí nhớ và tư duy, có thể chỉ định bệnh nhân chụp não để xác định các vùng não bị tổn thương của bệnh nhân. Phương pháp điều trị nhắm đến làm giảm các triệu chứng và làm chậm tiến triển.

2. Triệu chứng sa sút trí tuệ

2.1. Các biểu hiện suy giảm nhận thức

a, Sự suy giảm trí nhớ

Các bác sĩ tâm thần cho biết, suy giảm trí nhớ là một triệu chứng đặc trưng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ. Trong các bệnh lý do chấn thương sọ não, tai biến mạch mão,... quên xuất hiện nhanh chóng và trầm trọng sau một khoảng thời gian ngắn. Trong các bệnh thoái triển, suy giảm trí nhớ xuất hiện từ từ, kín đáo, khó nhận biết được bởi người thân, đồng nghiệp. Đặc biệt, trong sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer: ở thời kỳ đầu, suy giảm trí nhớ có thể còn nhẹ và thường rõ rệt nhất đối với các sự kiện mới xảy ra (quên do ghi nhận kém) - bệnh nhân hay quên số điện thoại, không nhớ được các sự kiện xảy ra trong ngày,... Theo tiến trình của bệnh, bác sĩ tâm thần nhận thấy rằng, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn và bệnh nhân quên cả các sự kiện xảy ra ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước,... quên tên đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học,... 

b, Rối loạn định hướng

Theo các bác sĩ tâm thần, trí nhớ là một nhân tố quan trọng cho việc định hướng, do vậy trong sa sút trí tuệ khả năng định hướng cũng từng bước bị ảnh hưởng. Trong một số bệnh, rối loạn định hướng là những triệu chứng quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng (ví dụ: rối loạn định hướng về không gian rõ rệt và thường thấy ở bệnh nhân bị bệnh Alzheimer).

Ảnh 2: Khả năng định hướng của người bệnh sa sút trí tuệ bị ảnh hưởng

c, Rối loạn ngôn ngữ

Là triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán sa sút trí tuệ do tổn thương ở thuỳ đỉnh, vỏ não (Alzheimer, mất trí nhớ trong bệnh mạch máu não,...). Triệu chứng điển hình, được bác sĩ tâm thần dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ là vong ngôn. Có thể là vong ngôn biểu hiện hoặc vong ngôn tiếp nhận. Các triệu chứng có thể bao gồm: lời nói mơ hồ, nói lặp từ,... Bệnh nhân có thể rất khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật,..

d, Vong tri

Giảm hoặc mất khả năng nhận biết, gọi tên đồ vật, đối tượng,... mặc dù các cơ quan cảm giác, giác quan không bị tổn thương.

e, Vong hành

Rối loạn khả năng hoạt động, làm một việc gì đó, mặc dù các cơ quan chức năng vận động không bị tổn thương. Bệnh nhân không làm được các công việc thông thường như chải tóc, mặc quần áo,... hoặc không xếp được, không vẽ được một hình theo yêu cầu của người khám.

f, Giảm khả năng tư duy trừu tượng

Bệnh nhân thấy khó khăn trong việc khái quát từ một ví dụ đơn giản thành một quan niệm và nắm được sự giống nhau, khác nhau trong các quan niệm,... Các bác sĩ tâm thần cho biết, khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm theo tiến triển của bệnh, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của bệnh nhân.

2.2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức

a, Các triệu chứng loạn thần

  • 30-40% các bệnh nhân sa sút trí tuệ có hoang tưởng. Mọi hoang tưởng đều có thể gặp song thường thấy nhất là hoang tưởng bị hại hoặc hoang tưởng ghen tuông. Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các hoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời.
  • Ảo giác có ở 20-30% bệnh nhân sa sút trí tuệ. Các ảo giác được coi là biểu hiện của một giai đoạn bệnh lý nặng. Các ảo giác thị giác được bác sĩ tâm thần lưu ý là hay gặp trong các bệnh lý thực tổn.
  • Hội chứng Capgras: hay gặp nhất là trong bệnh Alzheimer. Bệnh nhân cho rằng có người nào đó đã giả dạng, thay thế cho người thân của mình. Bệnh nhân thấy như có người lạ đang ở trong nhà mình, không nhận ra mình trong gương, đối xử với các nhân vật trong TV như những người trong cuộc sống thực tại.

Ảnh 3: Bệnh nhân có các triệu chứng loạn thần, rối loạn cảm xúc, nhân cách,...

b, Các rối loạn cảm xúc

Trầm cảm và lo âu được gặp từ 40-50% các bệnh nhân sa sút trí tuệ. Theo các bác sĩ tâm thần, trầm cảm xuất hiện từ giai đoạn sớm và chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể. Có thể có các biểu hiện kích động cảm xúc.

c, Các thay đổi về nhân cách

Các bác sĩ tâm thần cho biết, thay đổi về nhân cách ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ là những triệu chứng gây khó khăn cho gia đình trong việc chăm sóc và chịu đựng đối với người bệnh, trong đó gồm cả các nét nhân cách tiền bệnh lý được nhấn mạnh. Bệnh nhân trở nên thu mình lại, ít hoặc không quan tâm đến hậu quả của các hành vi mà họ gây ra, mất dần các ham thích hứng thú cũ, trở nên cáu kỉnh độc đoán,... Có bệnh nhân trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý,... Tác phong ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng góp nhặt bẩn thỉu. Có bệnh nhân có hành vi thù địch với người thân và người chăm sóc cho họ. Bệnh nhân có tổn thương thuỳ trán và thái dương có thể có biến đổi nhân cách rõ rệt dưới dạng bùng nổ, kích động, đi lang thang,...

d, Các triệu chứng khác

  • Các biểu hiện rối loạn chu kỳ thức ngủ: ngủ gà ngủ gật ban ngày, thức tỉnh kích động ban đêm,...
  • Lú lẫn, kích động, ngã,... 
: Sa sút trí tuệ là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound